Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nói tới nguồn nhân lực là nói tới trình độ hiểu biết của con người và khả năng ứng dụng vào hoạt động thực tiễn cụ thể của xã hội.

     Nói tới nguồn nhân lực là nói tới trình độ hiểu biết của con người và khả năng ứng dụng vào hoạt động thực tiễn cụ thể của xã hội. Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không những cho phép khai thác tối đa những tiềm năng, thế mạnh của đất nước mà còn tạo ra sức bật, khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực ở trong và ngoài nước.

Đâu là giải pháp tối ưu cho chất lượng nguồn nhân lực hiện nay?


     Dưới đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cải thiện chất lượng giáo dục

     Đây là giải pháp quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Ngay từ các bậc học, nhất là bậc học Phổ thông trung học, giáo viên và phụ huynh học sinh phải định hướng tương lai cho con em mình trong việc chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực, thế mạnh của bản thân. Từ đó, tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực mà mình yêu thích, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng sau khi hoàn thành khoá học. 

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

     Đặc biệt, các trường cao đẳng, đại học phải làm tốt công tác tuyển chọn, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với trình độ nhận thức của người học, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của xã hội, của quá trình hội nhập, mở cửa, phát triển nền kinh tế tri thức hiện nay. Chú trọng đến việc thực hành các thao tác, các bước của hoạt động lắp ráp, sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ; sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật, nhất là máy móc hiện đại, điều khiển từ xa, tự động hoá.

Có cơ chế, chính sách hợp lý, đồng bộ để thu hút, sử dụng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao 

     Cần phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng trong việc phối kết hợp để xây dựng, ban hành quy chế sử dụng, làm việc đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các phòng, ban, sở nội vụ ở các cơ quan, đơn vị và địa phương; xây dựng môi trường văn hoá trong sáng, lành mạnh giữa người đứng đầu với cấp dưới; duy trì và thực hiện nghiêm túc các chế độ, quy định, nề nếp sinh hoạt ở mỗi cơ quan, đơn vị và địa phương; quan tâm đến đời sống của cán bộ, công nhân thuộc quyền quản lý. 

Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với nguồn nhân lực chất lượng cao 

     Tạo ra những cơ chế khuyến khích hợp tác doanh nghiệp với nhà trường để đào tạo đúng và phù hợp, gần sát nhất với nhu cầu của thị trường. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục, gắn đào tạo kiến thức với thực tập, thực hành nghề tại các cơ sở doanh nghiệp.

     Có biện pháp để cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên thu nhận thông tin phản hồi về mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với “sản phẩm” đầu ra của các cơ sở đào tạo.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa môi trường làm việc với thực tiễn nền kinh tế - xã hội của đất nước

     Trong quá trình làm việc, giải quyết các mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa nguồn nhân lực chất lượng cao với mọi người xung quanh phải hài hoà, hợp lý, không đặt cái tôi cá nhân lên quá cao, khiêm tốn, giản dị, cầu tiến bộ; đặt trong mối quan hệ tổng thể của đơn vị, không vì có thành tích, tài hơn người khác mà có biểu hiện lên mặt, xem thường người khác. 

2020 Copyright © Công ty TNHH DỊCH VỤ PSO. Web Design by Nina.vn
Online: 2 | Tổng truy cập: 81404
Hotline tư vấn: 090 848 6390
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ Đường